Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày mà nó còn là một vị thuốc có khả năng trong việc phòng và trị nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, nhiễm trùng,..Vậy bạn đã biết đến tác dụng của tỏi với sức khỏe con người? Cùng opulenstudios.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
I. Thành phần đặc hiệu trong tỏi
Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, theo các nhà khoa học trong 100g tỏi có chứa 6.36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, mangan,..
Thành phần công hiệu có tác dụng phòng chống bệnh trong tỏi chính là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Bên cạnh đó trong tỏi còn chứa hàm lượng germanium cao và selen. Đặc biệt nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh,..
Và tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allcin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Vậy nên tỏi có nhiều tác dụng với cơ thể đến từ các hợp chất này.
II. Tác dụng của tỏi với sức khỏe con người
1. Trị cảm cúm hiệu quả
Ăn tỏi sống có thể giúp bạn đẩy lùi những cơn cảm lạnh thông thường bởi tỏi có tính sát khuẩn rất mạnh. Không những thế tính ấm của tỏi còn giúp khử hàn ấm và loại trừ tác nhân gây ho.
Và nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Allicin trong tỏi rất tốt để điều trị bệnh cảm cúm. Giúp giảm nghẹt mũi, long đờm, giảm ho,…Vậy nên nếu xuất hiện các triệu chứng cảm cúm hãy ăn tỏi sống nhé!
2. Tác dụng của tỏi – hạ huyết áp
Tỏi có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, các hoạt chất trong tỏi có tác dụng như với những loại thuốc chuyên dụng để điều trị. Đặc biệt thành phần Allicin trong tỏi sẽ giúp giảm huyết áp một cách tốt nhất.
3. Lọc độc tố trong máu
Chất Allicin có trong tỏi giúp cơ thể loại bỏ được chất độc hại cùng với việc tăng cường sự mạnh khỏe cho tế bào bạch cầu. Từ đó giúp thanh lọc máu và giúp hệ hô hấp được làm sạch.
4. Phòng ngừa bệnh tim
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol và huyết áp. Nó cũng rất tốt trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim bằng cách làm giãn mạch máu bị cứng và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể làm tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu.
Nó cũng ngăn không cho tiểu cầu liên kết với protein, làm giảm cục máu đông…
5. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Trong củ tỏi có chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại các thiệt hại do oxy hóa gây ra. Trong trường hợp này, tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe là tăng cường enzyme chống oxy hóa ở người cao tuổi và giúp giảm stress oxy hóa ở người bị cao huyết áp.
6. Cải thiện xương khớp
Tỏi có chứa vitamin C, B6, mangan, kẽm,..đều là các chất tốt cho sự phát triển của xương. Đặc biệt các enzyme, mangan cao và chất chống oxy hóa giúp giảm sự hình thành, hấp thụ canxi và chuyển hóa xương.
Bên cạnh đó một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ. Bổ xung một lượng tỏi hằng ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ loãng xương hay viêm xương khớp.
7. Tốt với nam giới
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới.
- Tăng khả năng tình dục ở nam. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase, mà khi ăn tỏi cơ thể sẽ có thể sản sinh ra enzymes này.
- Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.
III. Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách
Sau khi đã biết được những tác dụng của tỏi bạn vẫn chưa biết cách ăn tỏi như thế nào cho đúng. Vậy hãy cùng xem hướng dẫn dưới đây nhé!
- Trước khi sử dụng tỏi sống nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí 10 – 15 phút rồi mới ăn. Bởi trong tỏi sống không có Allicin tự do chỉ sau khi băm nhuyễn dưới tác dụng của enzyme mới sản sinh ra Allicin.
- Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì nó có thể khiến ruột bị kích thích gây viêm loét dạ dày,..
- Nếu có thị lực yếu cần hạn chế ăn tỏi vì ăn quá nhiều có thể gây viêm kết mạc.
- Thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên tránh ăn tỏi vì nó khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề.
- Tuyệt đối không ăn tỏi sống cùng: cá trắm, thịt chó, thịt gà, trứng,…
- Không ăn tỏi sống cùng với thuốc chống đông máu.
- Có thể sử dụng tỏi ngâm dấm thay vì tỏi sống nếu bạn không ăn được.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tác dụng của tỏi được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!