Bạn đã biết chưa, 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km?

Hồ Gươm là một di tích lịch sử đặc biệt của thủ đô Hà Nội được nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đến nơi đây. Và 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km là câu hỏi được nhiều du khách thắc mắc. Vậy hãy cùng opulenstudios.com  tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km?

1 vòng Hồ Gươm khoảng 1.7km

Hồ Gươm là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn có diện tích khoảng 12 hecta. Với một số tên gọi khác như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Lục Thủy hay Hồ Tả Vọng thì hồ không chỉ là một địa điểm truyền thống văn hóa lịch sử mà nơi đây còn là địa điểm vui chơi hấp dẫn với tuyến phố đi bộ bao quanh hồ.
Vậy 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km? Theo như tính toán thì chu vi của hồ Gươm là khoảng 1,7km hay 1 vòng Hồ Gươm sẽ khoảng 1.7km.
Với chu vi vòng hồ như vậy thì đây là một địa điểm thích hợp để tập thể dục cũng như đi vòng hồ hóng mát, trò chuyện cùng bạn bè với tuyến phố đi bộ nổi tiếng.
Và khách tham quan khi đến Hà Nội không thể bỏ qua địa điểm này với cảnh đẹp lộng lẫy cùng nhiều di tích văn hóa lâu đời.

II. Đi bộ mất bao lâu hết 1 vòng Hồ Gươm?

1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km? Với chu vi khoảng 1.7km thì nhiều bạn sẽ thắc mắc đi bộ hoặc  chạy bộ bao lâu sẽ mất 1 vòng Hồ Gươm? Cùng tìm hiểu nhé!

  • Đi bộ: Mặc dù tốc độ đi bộ có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính, tính cách, địa hình, bề mặt, văn hóa, sự nỗ lực, và các điều kiện về tập thể dục, tuy nhiên tốc độ đi bộ của người bình thường khoảng 5,0 km mỗi giờ (km/h). Với 1,7km có thể tính thời gian để đi hết một vòng là khoảng 20 phút. 
  • Chạy bộ: Trung bình tốc độ chạy của người bình thường ở đoạn đường ngắn vào khoảng 20km/giờ. Chạy chậm hoặc vừa chạy vừa nghỉ khoảng 10km/giờ. Vậy khoảng 6 đến 11 phút để chạy hết 1 vòng Hồ Gươm với chu vi 1,7km.

III. Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi Hồ Gươm

Khi đi quanh Hồ Gươm bạn có thể bắt gặp nhiều địa điểm du lịch gắn liền với tên tuổi của Hồ Gươm như:

1. Tháp Rùa

Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ được xây dựng trên một gò đất giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm, rộng khoảng 350 mét vuông. Được xây dựng từ những năm 1884, kết hợp với lối kiến trúc cổ xưa của Pháp kết hợp với kiến trúc Việt, tháp Rùa nổi lên giữa hồ Gươm cổ kính, rêu phong. Đây là một địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Hồ Gươm. 

2. Bưu điện Hà Nội

Bưu điện Hà Nội nằm trước Tháp Rùa

Bưu điện Hà Nội là công trình được xây dựng trên nền chùa Báo Ân mà Pháp tháo dỡ. Trải qua những lần xây thêm năm 1943 và xây mới năm 1976, Bưu điện Hà Nội được giữ nguyên kiến trúc 5 tầng hiện đại với mặt tiền chạy dọc bờ hồ Hoàn Kiếm.
Với chiếc đồng hồ lớn ở trên nóc, Bưu điện Hà Nội là địa điểm nổi tiếng ngay bờ hồ Gươm. Nơi đây được nhiều bạn trẻ check in vào mỗi cuối tuần khi phố đi bộ hoạt động.

3. Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc đẹp mắt

Tọa lạc ở quảng trường Cách mạng tháng tám đầu phố Tràng Tiền, Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp xây dựng theo kiến trúc của một nhà hát opera nhỏ, công trình này được hoàn thành vào năm 1901.
Đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn một công trình kiến trúc đẹp mắt và nhiều chương trình văn hóa văn nghệ mang bản sắc văn hóa Việt.

4. Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Nhà hát múa rối nước đặc trưng văn hóa của người Việt

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Hà thành nói riêng và miền bắc nói chung. Vậy nên Nhà hát múa rối nước Thăng Long là một địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Hồ Gươm.  Để có thể thưởng thức các buổi biểu diễn tại đây thì bạn có thể lựa chọn 6 suất diễn trong ngày.

5. Vườn hoa – Tượng đài Lý Thái Tổ

Vườn hoa – Tượng đài Lý Thái Tổ là công trình nằm tưởng nhớ công ơn của vị Hoàng đế Lý Công Uẩn, người đã có công lớn trong việc dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Thăng Long – Hà Nội.
Vườn hoa này cũng là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng và chương trình văn hóa, văn nghệ lớn của thủ đô.

6. Tháp Bút – Đài Nghiên

Đài Nghiên và Tháp Bút là hai công trình không thể tách rời cùng được xây dựng năm 1865. Đài Nghiên gồm 3 chân kê nghiên là hình tượng 3 con cóc, trên thân nghiên có khắc một bài Minh gồm 64 chữ Hán. Tháp Bút được thiết kế như hình một chiếc bút lông cao 9 mét với ngòi bút dựng thẳng lên trời. Hai công trình này là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

7. Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc với hình con tôm uốn cong

Cầu Thê Húc là cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Là cây cầu gỗ được sơn đỏ với thiết kế uốn con hình con tôm nối liền bờ hồ với đền Ngọc Sơn. Đây được xem là một điểm nhấn quyến rũ độc đáo nổi bật của Hồ Gươm.

8. Đền Ngọc Sơn

Là ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của Hồ Gươm, cùng với Hồ Hoàn Kiếm thì đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc được xem là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ các vị thần như Văn Xương Đế Quân, Quan Công, Trần Hưng Đạo và Lã Đồng Tân.

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km được nhiều bạn tìm hiểu và thắc mắc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Đừng quên ghé thăm những địa điểm trên đây khi đến với Hồ Gươm nhé!

Related Posts