Hiện nay trong thời kỳ hội nhập hóa thì Việt Nam cũng đang trên đà phát triển trở thành một trong những nước phát triển của khối ASEAN. Và với chúng ta có lẽ đã quá quen với cái tên ASEAN. Tuy nhiên bạn đã biết Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Vậy hãy cùng opulenstudios.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Một số thông tin về Asean
ASEAN là viết tắt của Association of Southeast Asian Nations là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các nước thành viên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.
Asean được ra đời nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau. Đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Ban đầu sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng lại đi đến bế tắc vào giữa những năm 1980. Phải đợi đến năm 1991, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành.
Hằng năm các nước thành viên trong ASEAN đều luân phiên tổ chức các cuộc họp để tăng cường hợp tác.
II. Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào?
Hiện nay ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên gồm: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Vậy Việt Nam gia nhập Asean năm nào?
Theo một số tài liệu cho rằng Việt Nam gia nhập Asean vào 28-7-1995. Đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình, hợp tác, liên kết của cả khu vực.
Quá trình gia nhập ASEAN của Việt Nam
Với hoàn cảnh lịch sử khách quan, trong suốt 30 năm (1945 – 1975), nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và cũng trong thời gian này, Đông Nam Á là một khu vực bị chia rẽ sâu sắc do những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.
Sau đấy quan hệ Việt Nam – ASEAN bắt đầu xuất hiện những bước khởi đầu tốt đẹp từ chuyến thăm lần lượt các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào cuối năm 1977 và đầu năm 1978.
Sau những chuyến thăm này tại hội nghị được tổ chức vào tháng 2/1985, Ngoại trưởng ASEAN đã đối thoại trực tiếp với Đông Dương nhằm giải quyết vấn đề Campuchia và lập lại hòa bình ổn định khu vực. Đến tháng 8/1987, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập ASEAN.
Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991 làm cục diện khu vực thay đổi, ASEAN cần có lối đi mới. Ngày 24/10 – 1/11/1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lần lượt thăm hữu nghị chính thức Indonesia, Thái Lan và Singapore. Những nỗ lực ngoại giao này đã làm thay đổi mối quan hệ giữa ASEAN và Đông Dương.
Với những cố gắng đạt được những mục tiêu vì hòa bình năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông – Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên.
Và sau bao nhiêu nỗ lực cố gắng đến ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) diễn ra ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.
III. Cơ hội và thách thức khi gia nhập Asean của Việt Nam?
1. Cơ hội
Khi gia nhập Asean Việt Nam sẽ tạo được một số thuận lợi thời cơ là:
- Trong kinh tế: thu hút vốn và kỹ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ.
- Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến.
- Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.
2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thì dưới đây là một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt như:
- Có sự chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước
- Khác biệt về chế độ chính trị
- Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội
- Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!